Ưu điểm - Hạn chế trong việc wash quần jeans

Wash quần jean dường như là công đoạn sau cùng để sản xuất ra những chiếc quần jeans chất lượng cao và mục đích của việc wash quần jeans nhằm làm mềm vải và tạo thành các màu sắc, kiểu mài, sờn hoặc rách khác nhau phụ thuộc vào ý muốn của các nhà sản xuất. Tuy nhiên chúng có những ưu điểm - Hạn chế cần phải lưu ý trong quá trình wash. Vậy đó là những ưu điểm và hạn chế gì hãy cùng The Blue Cotton wear tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Ưu điểm của việc wash quần:

Loại bỏ các chất keo hoặc tinh bột có trong vải để vải mềm hơn. Ngoài ra người ta còn có thể cho các chất làm mềm vải để tăng độ mềm của quần jeans.
 
Loại bỏ các chất bẩn như bụi, tạp chất lẫn vào trong quần trong quá trình sản xuất.
 
Đối với các sản phẩm quần jeans may bằng vải co giãn, quá trình wash quần jean cũng làm những chiếc quần jeans này co lại hết mức. Và quần này sẽ không thể bị co lại thêm nữa trong quá trình sử dụng.
 
Đối với quần jeans đã wash thì khách hàng có thể mua về mà mặc ngay, không cần phải giặt lại.
 
Các kiểu mài, sờn, rách rất đa dạng khiến cho các mẫu quần jeans trở nên phong phú. Đây chính là điểm nổi bật khiến cho quần jeans khác xa các loại quần vải khác.

Các hạn chế của việc wash quần jean:

Thay đổi kích thước của quần jeans: đối với các quần jeans được may bằng vải co giãn, sau khi wash thì các quần này sẽ bị thu nhỏ kích thước. Tùy thuộc vào mức độ co giãn của vải mà các size bị nhỏ đi từ 1-3 size. Ví dụ nếu vải bị co giãn 2 size, để có sản phẩm sau khi wash là size 26 thì kích thước khi may sẽ là size 28.
 
Ảnh hưởng tới vải, chỉ và chất lượng của quần: Do các chất keo bị loại bỏ hoàn toàn trong quá trình wash nên quần jeans sau khi wash sẽ có độ bền kém hơn so với vải denim sống. Tùy thuộc vào cách wash quần jean mà mức độ ảnh hưởng tới vải và đường may khác nhau. Quần jeans có thể được giặt (wash) trong máy giặt công nghiệp lớn với nhiệt độ lên tới khoảng 80 độ C.
 
Ngoài ra, để tạo được hiệu ứng sờn, rách người ta cho đá vào để giặt cùng. Các viên đá cọ xát với quần jeans tạo ra hiệu ứng sờn, quá trình này cũng khiến cho chỉ may quần jeans bị hỏng. Ngoài ra, đối với các quần jeans có độ co rút lớn, khi quần co lại và đường chỉ không co lại tương ứng (thông thường chỉ ko có khả năng co giãn) sẽ kiến đường may không thẳng.
 
Có nhiều cách cũng như công nghệ được sử dụng để wash quần jean và được chia thành 2 loại chính đó là wash hóa học và wash vật lý.
 
Quá trình wash sử dụng phương pháp hóa học
 
Phương pháp wash quần jeans sử dụng phương pháp hóa học là cách wash phổ biến nhất trên thế giới và được hầu hết các nhà sản xuất quần jeans lựa chọn sử dụng.

Tẩy màu

Trong quá trình này, người ta sử dụng các chất tẩy có khả năng ô xy hóa mạnh (vị dụ KMnO4) để wash quần jeans. Cách wash này dựa trên màu nguyên thủy của quần jeans, các nhà sản xuất sử dụng chất tẩy để tẩy 1 phần màu nguyên thủy của
vải denim để cho ra kết quả màu sắc mong muốn. Cách wash này phục thuộc vào mức độ của chất tẩy, thời gian wash và nhiệt độ wash.
 
Thông thường người ta sử dụng chất tẩy mạnh và thời gian wash ngắn trong phương pháp này. Dưới đây là 5 bước chính trong quá trình wash tẩy màu.

Bước 1: Loại bỏ chất keo

Đưa quần jeans vào trong máy giặt (khoảng 100kg quần/lượt)
 
Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ (có thể là 1:5 – 5 lít nước cho 1kg quần jeans) và cho máy giặt quay ở tốc độ 12-15 vòng/phút
 
Cho thêm chất xúc tác (khoảng 3kg)
 
Cho chất tẩy (khoảng 1kg)
 
Điều chỉnh nhiệt độ để nước đạt khoảng 60 độ C
 
Duy trì quá trình giặt trong khoảng 20 phút rồi xả nước
 
Giặt lại với nước nóng (40-50 độ C) trong 5 phút

Bước 2: Tẩy màu

Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ 1:5
 
Bật cho máy chạy (tốc độ quay 12-15 vòng/phút) và cho nước soda (khoảng 2kg Na2CO3) vào máy
 
Cho thêm kiềm (NaOH) vào máy giặt (2kg kiềm)
 
Cho thêm chất tẩy (H2O2) vào với tỷ lệ 5ml chất tẩy cho mỗi lít nước
 
Đưa chất tạo ổn định vào với tỷ lệ 2ml cho mỗi lít nước
 
Điều chỉnh nhiệt độ trong máy giặt lên 70-80 độ C
 
Duy trì việc này trong khoảng 60-70 phút và xả nước
 
Giặt lại với nước nóng (khoảng 50 độ C)

Bước 3: Trung hòa hóa chất

Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ như trên
 
Chạy máy với tốc độ 12-15 vòng/phút
 
Thêm a xít acetic vào (CH3COOH) với tỷ lệ 1-2ml cho mỗi lít nước
 
Duy trì quá trình quay khoảng 10-15 phút rồi xả nước
 

Bước 4: Xử lý làm sáng quần

Cho nước theo tỷ lệ 1:5 như trên
 
Cho chất làm trắng/sáng (hợp chất của Flo) định lượng tùy theo yêu cầu về độ sáng của màu
 
Điều chỉnh nhiệt độ trong máy lên 80 độ
 
Tiếp tục giặt trong khoảng 10 phút rồi xả nước

Bước 5: Làm mềm vải

Cho nước theo tỷ lệ 1:5 như trên
 
Cho máy chạy với tốc độ 12-15 vòng/phút
 
Cho thêm chất làm mềm vải (100g-500g cho 100kg quần jeans)
 
Điều chỉnh nhiệt độ vào khoảng 40-60 độ, cho máy quay trong 5 phút rồi xả nước sau đó có thể lấy quần khỏi máy.

 

< Trở lại